Lắp đặt trạm cân xe tải - Tiêu chí và lựa chọn:
Trạm cân xe tải hay còn gọi là trạm cân điện tử chuyên dùng để cân trọng lượng của xe tải là hệ thống thiết bị, gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, vì vậy trước khi lựa chọn đơn vị cung cấp và lắp đặt trạm cân xe tải các doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin để có một trạm cân điện tử tốt, chất lượng, chính xác, hoạt động ổn định và tuổi thọ cao đáp ứng đúng các tiêu chí theo quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
Bài viết này sẽ truyền tải thông tin, giúp các doanh nghiệp trả lời những câu hỏi có thể còn băn khoăn như lắp đặt loại cân tải trọng lớn nhất là bao nhiêu ? kích thước thế nào ? lắp đặt kiểu gì ? chọn loại cân nào ? nhà cung cấp nào ? … Hy vọng Quý khách sẽ có thêm thông tin tham khảo để có thể đưa ra quyết định đúng, hợp lý và hiệu quả khi lên kế hoạch lắp đặt một trạm cân xe tải.
6 bước lựa chọn trước khi lắp đặt trạm cân xe tải:
- Xác định tải trọng tối đa và kích thước cầu cân
- Lựa chọn kiểu kết cấu của cầu cân
- Xác định kiểu lắp đặt cầu cân
- Lựa chọn thiết bị điện tử của cân ô tô
- Tìm hiểu về yêu cầu pháp lý đối với một trạm cân điện tử
- Lựa chọn nhà cung cấp, lắp đặt
1. Xác định tải trọng tối đa và kích thước cầu cân:
Tùy vào nhu cầu cân trọng lượng thực tế của doanh nghiệp mà lựa chọn mức trọng tải lớn nhất của trạm cân xe tải, đồng thời dựa trên kế hoạch phát triển và dự tính cho tương lai mà lựa chọn mức tải trọng phù hợp. Kích thước cầu cân cũng cần phải phù hợp với chiều dài xe thường xuyên cân để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí trạm cân. Thông thường cầu cân xe tải thường có chiều ngang là 3m, chiều dài có các mức 10m, 12m, 16m, 18m....
2. Xác định kiểu kết cấu của cầu cân:
Cầu cân chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành một trạm cân xe tải và hầu hết được sản xuất tại Việt Nam. Tuỳ thuộc vào môi trường sử dụng và chi phí đầu tư mà thị trường có các loại kết cấu cầu cân khác nhau:- Loại kết cấu bằng tôn dập chữ U, chữ C. Khung bàn cân loại này có lợi thế về giá bán tổng thể của trạm cân điện tử thấp hơn, đáp nhu cầu muốn giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu do trọng lượng sắt thép sử dụng ít hơn và giá tôn rẻ hơn thép chữ I đúc.
- Loại kết cấu bằng thép chữ I đúc. Khung bàn cân loại này cứng vững và có độ bền cao hơn, giảm thiểu được rủi ro, giảm tuổi thọ sau một thời gian sử dụng, tuy nhiên giá thành cao hơn do lượng sắt thép nặng hơn.
- Loại kết cấu bê tông cốt thép. Lợi thế cứng vững và có độ bền cao, phù hợp hoạt động trong môi trường làm việc có hóa chất ăn mòn. Tuy nhiên yêu cầu thời gian lắp đặt lâu hơn, thiết bị cảm biến cần có tải trọng lớn hơn do tự trọng của cầu cân lớn và không thuận tiện khi cần di chuyển hoặc nâng cấp.
3. Xác định kiểu lắp đặt :
Móng cân là phần cấu thành quan trọng của 1 trạm cân điện tử nhằm bảo đảm cân hoạt động chính xác. Móng cân cần chắc chắn, đúng thiết kế, đảm bảo chịu tải và thoát nước tốt. Móng cân ô tô thường có 2 kiểu, kiểu chìm (Pit) và kiểu nổi (Pitless). Tuỳ vào địa hình và thế và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp để cân nhắc lắp cân kiểu chìm hay kiểu nổi. Sau đây là ưu và nhược điểm của 2 kiểu lắp đặt trạm cân xe tải để Quý khách tham khảo.- Kiểu nổi: có ưu điểm cầu cân nổi trên mặt đất nên thoát nước tốt, thuận tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh, giúp thiết bị điện tử có tuổi thọ cao hơn, chi phí xây dựng móng thấp. Nược điểm là nhiều diện tích làm đường dẫn lên xuống.
- Kiểu chìm: ưu điểm cầu cân nằm chìm dưới hố móng nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của cầu cân. Thuận tiện cho xe ra vào, không ảnh hưởng đến mỹ quan chung. Nhược điểm là chi phí xây dựng hố móng lớn hơn, phải làm vệ sinh thường xuyên do rác, bùn đất rơi xuống, phải đầu tư cho hệ thống thoát nước (hố ga, máy bơm nước tự động), dễ gặp rủi ro do nước ngập sẽ làm hỏng thiết bị hay làm han gỉ kết cấu thép của cầu cân dẫn đến giảm tuổi thọ chung của toàn hệ thống.
4. Lựa chọn thiết bị điện tử của cân ô tô
Thiết bị điện tử chính của trạm cân điện tử bao gồm;- Cảm biến lực (Loadcell) là trái tim và là thành phần chính quyết định chất lượng, độ chính xác, độ bền và hoạt động của trạm cân.
- Đầu cân (Indicator) đây là bộ phận điều khiển trung tâm xử lý dữ liệu do cảm biến gửi về và hiển thị lên màn hình, đồng thời tích hợp các tính năng, quản lý dữ liệu và kết nối với thiết bị ngoại vi như máy tính, máy tin, bảng đèn hiển thị phụ,…
- Hộp nối tín hiệu (Junction box) thành phần không thể thiếu đối với hầu hết các hệ thống cân ô tô. Một hộp nối tốt bảo đảm kết nối dữ liệu chuẩn xác, thuận tiện cho việc căn chỉnh.
- Thương hiệu của sản phẩm là thương hiệu phổ thông, được phân phối chính hãng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng, chế độ bảo hành đầy đủ. Tốt nhất nên chọn thiết bị của các thương hiệu đã có tiếng trên thị trường như; Mettler Toledo (USA), HBM (Đức), Zemic (Hà Lan), Ulticell (Tây Ban Nha), Keli (Trung Quốc)..
- Đừng bỏ qua yêu cầu đồng bộ. Thiết bị đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế về đo lường cũng như cấp độ bảo vệ tốt sẽ đảm bảo cho hệ thống cân làm việc tốt nhất, với tuổi thọ cao.
- Trong các thiết bị của cân điện tử thì, hiện có 2 loại thông thường (Analog) và loại kỹ thuật số (Digital). Khi so sánh thì loại Digital có nhiều tính năng ưu việt hơn và đương nhiên giá thành cũng cao hơn.